Quy trình thiết kế website – Các bước nhanh chóng hiệu quả

arrow_1.png
Quy trình thiết kế website

Quy trình Thiết kế website là một phương pháp hữu hiệu đối với mỗi doanh nghiệp công ty ở thời điểm công nghệ hóa, kỹ thuật số hóa như hiện nay. Việc sở hữu một trang web bài bản và lý tưởng cần sự hỗ trợ của những người chuyên về website. Yatame xin giới thiệu đến các bạn quy trình thiết kế website, nội dung thiết kế website một cách hợp lý.

Bước 1: Thu nhập thông tin từ khách hàng

Yếu tố đầu tiên trong quy trình thiết kế website là thu nhập thông tin từ các dữ liệu của khách hàng . Người lập trình website cần phải nắm rõ khách hàng muốn trang web có những chức năng gì, yêu cầu thẩm mỹ, tên miền, mục tiêu khách hàng hướng tới, nội dung trang web là gì.

Lĩnh vực hoạt động

Mỗi một lĩnh vực khác nhau đều có những xu hướng hay cả hướng đi đều khác nhau về cấu tạo của một website. Các doanh nghiệp có định hướng muốn làm website thì cũng nên tìm hiểu hướng đi của mình sao cho phù hợp. Điều này góp phần giúp website của bạn trở nên tốt hơn.

Ví dụ: Quy trình thiết kế website kinh doanh trên mạng ta nên áp dụng bố cục dạng lưới để hiển thị các sản phẩm được rõ hơn. Nếu dùng bố cục dạng cột hoặc thẻ sẽ giảm bớt số lượng mặt hàng được hiển thị. Điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy mệt mỏi nếu phải lướt một trang web quá dài để xem sản phẩm.

Mỗi loại trang web khác nhau sẽ có những chức năng trọng tâm khác nhau.

buoc 1 thu nhap thong tin tu khach hang - quy trinh thiet ke website

Đối tượng hướng tới

Dù cùng lĩnh vực, các trang website lại có nhiều sự khác nhau về đối tượng khách hàng hướng tới.

Có các trang web chuyên bán quần áo, giày dép cho những người trẻ tuổi. Những trang này thường dùng những tone màu pastel sáng, hình ảnh dễ thương và tưới trẻ. 

Trong khi đó, có một số trang web cũng bán quần áo, nhưng họ lại hướng tới những người lớn tuổi. Khi ấy, màu website của họ lại mang những màu sắc nhã nhặn kết hợp cùng màu sắc của thiên nhiên.

Chính vì vậy, để có cơ hội phát triển website một cách hoàn hảo các doanh nghiệp phải tìm hiểu về đối tượng khách hàng mà website muốn hướng tới. Đây là một bước quan trọng trong quy trình thiết kế website.

Tên miền – Hosting

Quy trình thiết kế website bao gồm cả tên miền tức là địa chỉ website của bạn. Đồng thời là cách để định vị cho website. Tuy, vậy, tên miền phải đảm bảo độc nhất vô nhị và không được trùng lặp. Trong khi đó, lượng trang web lại có rất nhiều nên có thể tên miền mà bạn mong ước đã được sử dụng trước.

Hiện tại, bạn cần sử dụng chiến lược sao cho tên miền được trình bày theo đúng tên website mà phải khác biệt với những tên miền đã được đăng ký trước đó. Nếu có thể sẽ phải tìm một đuôi tên miền khác kém phổ biến hơn nhưng để lại dấu ấn cho người truy cập.

Về hosting, đây là một nơi để lưu trữ và vận hành thông tin dữ liệu cho phép doanh nghiệp có thể xuất bản một cách thuận lợi trong môi trường internet.

Hosting là không gian lưu trữ trên máy chủ thiết lập chứa các nội dung trên trang web, dịch vụ internet,…

Hiểu một cách thật đơn giản hơn thì website là một căn nhà, thì tên miền là tên thương hiệu thì hosting là một mảnh đất tạo nên những điều đó. Nếu thiếu hosting thì trang web sẽ bị đóng băng và không hoạt động được.

ten mien hosting

Một số yêu cầu khác

Khách hàng có quyền đề nghị và yêu cầu cụ thể các chức năng có trong website. Những chức năng này có thể không phải là trọng tâm cho việc đi vào hoạt động của trang web  tuy nhiên lại phù hợp với nhu cầu cá nhân.

Về quy trình thiết kế, đôi khi các phiên bản hay màu sắc mà khách hàng lại đi trái lại với nguyên tắc xây dựng web hay tác động thẩm mỹ lên website. Do đó nhóm thực hiện website sẽ suy xét và tìm hiểu kỹ càng những yêu cầu của khách hàng xem cái nào có thể thực hiện được hoặc cái nào không. Về sau, có thể thảo luận và thống nhất lại để có được kết quả tốt nhất.

Khi đã được đồng thuận về phương hướng phát triển website, người lập trình sẽ bắt tay vào thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình thiết kế website.

Bước 2: Lên kế hoạch

Để không lạc hướng các bước trong quy trình thiết kế website. Đầu tiên, người lập trình sẽ phác thảo cấu trúc của trang web.

Cấu trúc (sitemap) chính là một phần quan trọng của một trang web, là kim chỉ nam trong quá trình thiết kế website. Sitemap giúp phân bố và vạch lên một kế hoạch thực hiện rõ ràng một cách rất khoa học và hiệu quả.

Hơn nữa, đồng thời là một dụng có vô cùng có ích trong lĩnh vực SEO.

Người làm website cần phải lên kế hoạch rõ ràng, trong kế hoạch có gì, thành phần được ứng dụng phổ biến trong một trang web là công cụ chính để khách hàng ghé xem các mục quan trong có trong đó.

Kể từ khi xác định kế hoạch, người lập trình có khả năng thiết kế và xây dựng kết nối thông tin của trang web. Nên quan tâm đến chiến lược tạo nên trang web là bảo đảm tính hợp lý, thân thiện của website. Trang web sẽ chẳng thể mang đến lợi ích gì cho công ty nếu nó không đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

buoc 2 len ke hoạch - quy trinh thiet ke website

Bước 3: Thiết kế giao diện Website

Có vô số giao diện để trang web có thể sử dụng, nhưng giao diện được chia thành hai loại: giao diện theo mẫu, và giao diện tự thiết kế.

Giao diện có sẵn

Giao diện có sẵn là các mẫu web được thiết kế sẵn. Theo mỗi loại chủ đề khác nhau và mỗi chủ đề có dạng mô-tuýp tương tự nhau. Lợi thế của các loại giao diện có sẵn là có thể nhanh chóng cho vào trang web mà không mất quá nhiều thời gian để xây dựng. Giao diện này dành cho những doanh nghiệp không muốn đòi hỏi và đầu tư vào thẩm mỹ của website.

Tuy vậy không có nghĩa là giao diện có sẵn không đẹp. Nó vẫn theo đúng quy tắc xây dựng trọng tâm để có thể hiệu quả trong việc thu hút khách hàng tìm kiếm và ghé thăm.

Nhưng giao diện có sẵn không có khả năng có nhiều sự tùy biến hay cá nhân hóa. Chính vì thế mà chúng có giá khá rẻ và tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức cho quy trình thiết kế website

buoc 3 giao dien co san (1)

Giao diện tự thiết kế

Trái lại, thiết kế giao diện độc quyền sẽ được các lập trình viên xây dựng riêng cho độc nhất và không đụng hàng với bất kỳ trang web nào.

Giao diện độc quyền mang lại nhiều sự tùy biến sao cho hợp với các đặc trưng riêng của mỗi trang web rõ ràng như logo, sắc thái hay sứ mệnh của nhãn hàng mang lại. Thiết kế giao diện độc quyền có thể làm nổi bật trang web và cả nhãn hàng khó có thể tìm thấy ở những website khác.

Do vậy, thiết kế giao diện website có hiệu quả về xác định trang web nhãn hàng tốt hơn. Ngoài ra nó cũng yêu cầu người thiết kế phải bỏ ra nhiều công sức hơn để có thể sáng tạo. Chính vì thế giá của các loại web tự thiết kế giao diện có chi phí cao hơn các giao diện có sẵn.

buoc 3 giao dien tu thiet ke (2)

Bước 4: Xây dựng tính năng website

Khi đã xong bước 3 về giao diện web, người thiết kế website sẽ bắt đầu thiết kế các giải pháp tạo chức năng và thông tin cho website.

Thứ nhất đó là những chức năng, tác dụng chủ đạo, thiết kế để website được vận hành một cách thật thuận lợi. Tùy theo loại hình trang web có thể có các bộ phận chức năng khác nhau. Các nút chức năng điều chỉnh như thanh kéo ngang, thanh kéo dọc, trang chủ, tìm kiếm,…

Các website hiện nay cần phải có thiết kế đáp ứng. Giúp website hiển thị và hoạt động được ổn định trên các màn hình của các thiết bị khác nhau.

Tiếp theo là bước xây dựng các tính năng khác theo yêu cầu của khách hàng. Để website được hoạt động, thì phải có thông tin và thông tin phải có ích để khách hàng ghé xem.

Tùy vào loại hình website mà lượng thông tin ít hay nhiều. Nếu là một landing page hay trang web mới thì khách hàng chỉ cần những nội dung chủ đạo như: trang chủ, giới thiệu,… 

buoc 4 xay dung tinh nang website

Bước 5: Kiểm tra và chỉnh sửa

Đối với quy trình thiết kế website thì đây được coi là một bước cuối cùng. Lập trình viên sẽ thử truy cập website mới tạo trên các nền tảng tìm kiếm và ở nhiều thiết bị khác nhau. Việc này nhằm mục đích để đảm bảo khả năng hoạt động của website luôn ở mức cao nhất. 

Ngoài ra, tốc độ tải trang cũng là một thông số cần được để ý. Cần thiết kế website gọn gàng, tinh tế các đoạn mã lập trình, dung lượng hình ảnh không quá 100KB,… để website không tốn quá nhiều sức để tải. Các tính năng thì luôn được hoạt động một cách hiệu quả. Điều này giúp khách hàng sẽ hài lòng hơn và kỹ năng SEO được ghi điểm.

buoc 5 kiem tra va chinh sua

Bước 6: Lấy ý kiến khách hàng và HDSD (hướng dẫn sử dụng)

Sau khi đã hoàn thành website, người thiết kế trang web sẽ cập nhập để khách hàng có thể tự túc sử dụng trang web của mình. Nếu có cảm nhận hoặc chưa thỏa mãn hoặc sai với đề nghị thì khách có thể trao đổi với công ty để điều chỉnh.

Khi giao thành phẩm, người thiết kế web cũng chỉ dẫn khách hàng để sử dụng được các chức năng, công cụ quản lý web một cách rõ ràng.

lay y kien khach hang va hdsd

Tổng kết

Qua 6 bước của quy trình thiết kế website giúp bạn nắm rõ cách thức của quy trình một cách tường tận và rõ ràng. Ngoài ra, hãy liên hệ ngay cho Yatame để nhận được tư vấn dịch vụ chăm sóc website chuyên nghiệp và hiệu quả bạn nhé. Không bé ơi… không follow Yatame vẫn có in tư nhé, liên hệ ngay 0886.006.900 Yatame chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng đâu.

Quản trị website là gì? Cách quản trị website 2022

Chăm sóc website là gì?

Dịch vụ thiết kế web cần thơ chuẩn SEO giá rẻ