Quản trị website là gì? | Các bước để quản trị web hiệu quả nhất 2022

arrow_1.png
quản trị website là gì

Một doanh nghiệp được đánh giá cao, giá trị và được nhiều người biết đến cũng như được người tiêu dùng đánh giá cao thông tin trang web – bộ mặt của doanh nghiệp. Nó không chỉ là cơ sở của việc marketing online mà hơn nữa là hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Vì vậy, việc xây, gia tăng và quản lý trang web luôn được doanh nghiệp dõi theo và quan tâm. Vậy quản trị website là gì và làm thế nào để có thể quản trị hữu hiệu. Nếu bạn quan tâm về lĩnh vực này. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

Quản trị website là gì?

Quản trị website là một quá trình vận hành, quản lý và bảo dưỡng website trong thời gian hoạt động để website hoạt dộng ổn định, load nhanh, dễ dàng tối ưu háo SEO để nâng cao hiệu quả marketing và trải nghiệm người dùng. Công việc quản trị web khá đa dạng

quan tri website la gi
  • Duy trì server, sửa lỗi code, xây dựng các thành tố của website
  • Thiết kế logo và nội dung, theo dõi traffic, thiết kế giao diện
  • Xây dựng, quản lý nội dung up lên website
  • Đánh giá và tối ưu SEO và cùng nhiều công đoạn nhỏ khác để tạo nên một website hoàn hảo.

Vai trò quan trọng của quản trị website

Công việc quản trị website không phải việc dễ dàng. Người quản trị website cần kỹ năng và chuyên môn. Hiểu rõ website đang ở tình trạng nào và mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng tới.

Website là bộ mặt của doanh nghiệp

Website là bộ mặt của công ty, doanh nghiệp giúp thu hút sự quan tâm của khách hàng vào các sản phẩm, dịch vụ của công ty.

  • Xây dựng và chăm sóc website là điều hết sức cần thiết giúp tăng cường lượng khách hàng online và mở rộng thị trường mục tiêu.
  • Một website chỉnh chu về mọi mặt sẽ chứng tỏ doanh nghiệp chuyên nghiệp và uy tín trong mắt khách hàng. 

Nâng cao thương hiệu

Khi lựa chọn một sản phẩm nào đó, khách hàng thường có xu hướng xem xét, so sánh các sản phẩm của nhiều công ty trên website. Vì thế, một website được quản trị tốt, chuyên nghiệp sẽ thu hút được nhiều khách hàng. Đó chính là lý do vì sao website đại diện cho thương hiệu của doanh nghiệp. Một website có thiết kế chuyên nghiệp thì sẽ khiến khách hàng tin tưởng hơn vào sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó.

Thu hút nhiều khách hàng tiềm năng

Xây dựng và chăm sóc website khỏe mạnh là điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, quản trị webside còn giúp thúc đẩy lượng truy cập website và mở rộng thị trường mục tiêu.

  • Website được xây dựng tốt sẽ thu hút người dùng đến website nhiều hơn. Nếu nội dung hấp dẫn, phù hợp thì họ sẽ nhanh chóng chia sẻ lên các mạng xã hội. Từ đó thúc đẩy lượng truy cập vào web và mở rộng thị trường mục tiêu.
  • Cùng với một thực tế rằng: ngày càng có nhiều người dùng mua hàng online (hay ít nhất là tham khảo thông tin mua hàng trên mạng) thì đây là cách tiết kiệm và hiệu quả nhất để tiếp cận khách hàng.
  • Trên website, bạn cũng không bị giới hạn không gian, khoảng cách địa lý và số lượng người dùng. Vì vậy nên bạn thoải mái hơn nếu muốn mở rộng thị trường mục tiêu.

Quản trị website làm gì? 6 công việc quản trị website cần làm

1. Cập nhật giao diện website

Giao diện website là điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí của khách hàng giữa vô vàn thông tin.

  • Mặc dù giao diện đã được thiết kế trước nhưng qua thời gian. Xu hướng thay đổi liên tục, nên cần phải xây dựng và cập nhật những bản giao diện ấn tượng nhưng vẫn dễ dàng sử dụng.
  • Thường xuyên kiểm tra và xử lý những lỗi về hình ảnh, link hay code web,… Những lỗi này sẽ ảnh hưởng đến giao diện, cản trở việc trải nghiệm web của người dùng.

2. Lập kế hoạch nội dung

Một số lưu ý khi lập kế hoạch nội dung vừa phù hợp với doanh nghiệp vừa tạo ấn tượng để thu hút khách hàng:

  • Website khi được xây dựng xong, nên dành thời gian để tạo và chỉnh sửa nội dung cho phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Thường xuyên cập nhật nội dung, thông tin mới có giá trị. Câu nói ” Content is King” chưa bao giờ là sai, bạn cần nắm rõ content ở hiện tại, xu hướng content tương lai và đưa ra kế hoạch phù hợp.
  • Nội dung của bạn sẽ đặc biệt hơn nếu bạn biết bắt trend tốt, sử dụng câu từ hấp dẫn, thu hút được khách hàng
  • Dù có nhiều bài viết thì cũng nên lưu ý đến sự nhất quán trong việc thể hiện sứ mệnh của doanh nghiệp, triết lý kinh doanh của tổ chức. Đồng thời qua đó giới thiệu được sản phẩm, thương hiệu đến người dùng 

3. Xây dựng kế hoạch tối ưu website

Ngoài content, còn có rất nhiều tiêu chí để có thể đạt được thứ hạng tốt hơn trên thanh công cụ tìm kiếm Google.

  • Một người quản trị website giỏi là phải biết cách xây dựng kế hoạch tối ưu website, có những kiến thức cơ bản về SEO.
  • Những từ khóa cần hấp dẫn và dễ dàng tìm kiếm.
  • Trao đổi với team SEO để có kế hoạch tối ưu tốt nhất.
  • Ngoài Content còn rất nhiều tiêu chí cần thực hiện để tối ưu tổng thể Website.

4. Quản lý đường truyền hosting và backup dữ liệu

  • Khi quản lý website, bạn phải đảm bảo hoạt động của đường truyền hosting diễn ra bình thường.
  • Sao lưu dữ liệu cẩn thận phòng trường hợp xảy ra sự cố còn triển khai các phương án khắc phục, phục hồi sau này
  • Bất kỳ kế hoạch quản trị Website nào cũng nên bao gồm thực hiện quản lý thường xuyên Hosting và sao lưu dữ liệu. 

5. Check lỗi website

Sau một thời gian hoạt động, một số lỗi có thể phát sinh trên website như hình ảnh bị mất, link bị lỗi, bị spam tin nhắn qua website. Người quản trị phải thường xuyên kiểm tra và sửa hoặc báo cáo với dội ngũ lập trình web các lỗi này, để xử lý, chăm sóc website kịp thời.

6. Triển khai quảng cáo cho website

Một website dù có tốt đến đâu, được chăm sóc kỹ đến đâu mà không có người truy cập. Thì website đó cũng không mang lại hiệu quả. Vì vậy, người quản trị website còn có công việc là quảng bá website đến nhiều người.

  • Khi bạn chưa có nhiều khách hàng, sản phẩm khó tìm kiếm. Ngoài SEO, bạn có thể triển khai chiến dịch quảng cáo trên thanh Gooogle Adwords.
  • Nếu ngân sách cho việc quảng cáo không nhiều, hãy chia sẻ link các bài viết trên website lên các trang mạng xã hội hay quảng cáo qua email cũng là một giải pháp không tồi. Nên kết hợp các phương pháp quảng cáo để có được hiệu quả tốt nhất.

7. Thường xuyên đánh giá hiệu quả quản trị website

Khi thực hiện bất kì công việc gì cũng cần phải có bước đánh giá hiệu quả!!

  • Đánh giá Website thường xuyên là cơ sở để theo dõi hoạt động, kịp thời cải tiến các vấn đề để tối ưu Website.
  • Quản trị website cần có bước review để đánh giá hiệu suất làm việc, chỉ ra những việc chưa tốt, chưa đạt được. Đồng thời phát huy những thế mạnh để tối ưu website, thu hút người dùng.
  • Một số công cụ đánh giá hoạt động Website hữu ích cho các Webmaster: Google Analytics, Google Webmaster Tools, Alexa,…

Kỹ năng cần có của người quản trị website

Để đảm bảo được công việc quản trị Website được tốt nhất, các Webmaster cần có những kỹ năng sau:

  • Có kiến thức về ngôn ngữ lập trình và hệ điều hành: Để xây dựng và thực hiện một số thay đổi cơ bản trong Website
  • Sử dụng thành thạo các công cụ quản trị Website như Goolge Webmaster Tool, Google Analytics,…
  • Kiến thức về SEO và Digital Marketing: SEO là công việc quan trọng mà Webmaster phải thực hiện. Webmaster giỏi là người biết cách tối ưu trang web, tăng top tìm kiếm Google, thu hút lượt traffic về web. 
quan tri website la gi
Người quản trị website cũng cần có kiến thức về Java, HTML5, PHF,…
  • Một số kỹ năng bổ trợ khác để Webmaster chủ động hơn trong công việc: thiết kế đồ họa cơ bản, khả năng viết nội dung,…
  • Am hiểu về cấu trúc Website
  • Cẩn thận, chỉnh chu trong công việc.

13 công việc quản trị website dành cho người mới

Dù là bạn tự học quản trị website đã lâu hay mới bắt đầu hoặc còn chưa biết quản trị website là gì. Hãy bỏ túi ngay 13 công việc quản trị website này, đừng bỏ lỡ bước nào.

Công việc hàng ngày

  1. Backup website: đây là bước dự phòng giúp bạn nhanh chóng khôi phục website trong trường hợp web hay hosting gặp sự cố. Tốt hơn hết là bạn lưu trữ online và offline dữ liệu.
  2. Quản lý uptime: downtime là cơn ác mộng đối với SEO cũng như conversion. Bạn có thể đăng ký các công cụ checking trực tuyến miễn phí để nhận thông báo khi website bị downtime. Nếu downtime thường xuyên, bạn nên cân nhắc đổi nhà cung cấp hoặc nâng cấp hosting.
  3. Báo cáo bảo mật: các rủi ro bảo mật và phần mềm độc hại xuất hiện ngày càng nhiều. Vì thế, đòi hỏi bạn cần phải cảnh giác tránh nguy cơ lây nhiễm các mã độc này.
quan tri website la gi

Công việc hàng tuần

  1. Kiểm tra website, theme, plugin: hãy cập nhật những thay đổi mới nhất để bảo vệ website khỏi nguy cơ bị rò rỉ bảo mật.
  2. Kiểm tra website trên nhiều trình duyệt khác nhau: kiểm tra website không bị lỗi format hay layout trên các trình duyệt khác nhau nhằm tối ưu trải nghiệm người dùng.

Công việc hàng tháng, hàng quý

  1. Phân tích website: tham khảo các công cụ như Google Analyticsm Search Console kiểm tra website xem traffic đến từ đâu, bao nhiêu click, đến từ từ khóa nào,… Và cũng như thay đổi các trang kém chất lượng.
  2. Kiểm tra loading time: bạn cần phải kiểm tra tốc độ tải trang hàng tháng. Đặc biệt là khi bạn có thêm nhiều file media hay plugin thì website càng nặng và loading lâu hơn.
  3. Kiểm tra form: mỗi tháng, bạn nên lướt qua website 1 lần và điền thử các form để đảm bảo người dùng không bị lỗi khi tương tác.
  4. Loại bỏ thêm hoặc plugin không dùng: 3 tháng/lần, bạn lọc ra lượng theme hay plugin không cần thiết cho website. Xử lý bằng cách deactive rồi delete hoàn toàn.
  5. Kiểm tra lại backup: các bước backup phải làm hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cũng nên kiểm tra định kỳ vị trí file lưu trữ dữ liệu quan trọng. Đồng thời dự đoán mức độ hiệu quả của kế hoạch dự phòng trước khi sự cố xảy ra.
  6. Tối ưu cơ sở dữ liệu: những nền tảng như WordPress ngày càng nặng hơn. Nguyên nhân là do các chức năng như nháp, comment spam, review lại bài post …. Vì thế, thường xuyên tối ưu dữ liệu giúp cho website hoạt động hiệu quả hơn.

Công việc hàng năm

  1. Cập nhật copyright: thông tin này trên menu footer nên cập nhật theo năm hiện tại. Nếu không, khách hàng sẽ không tin tưởng việc liên hệ với bạn.
  2. Review, đánh giá plugin và theme: xem xét tất cả plugin và đánh giá hiệu suất của chúng. Đồng thời đảm bảo theme đang dùng đáp ứng tiêu chuẩn wordpress. Cập nhật code nếu cần.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin về vai trò cũng như những kỹ năng cần thiết khi thực hiện việc quản trị website. Nếu doanh nghiệp của bạn không thể tự thực hiện các công việc liên quan đến quản trị website. Hãy tìm đến một đơn vị cung cấp dịch vụ quản trị website. Dịch vụ Thiết Kế Website Cần ThơHướng dẫn cách chăm sóc website lên Top Google sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện các công việc lớn nhỏ về quản trị website. Cam kết website hoạt động ổn định và mang lại hiệu quả kinh doanh. Nếu bạn không biết lựa chọn đơn vị nào thì hãy liên hệ với Yatame Media – Dịch vụ chăm sóc website chuyên nghiệp của chúng tôi chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng tuyệt đối.