SEO Onpage và SEO Offpage là gì? Đây là hai công việc luôn song hành cùng nhau và không thể tách rời nhau trong quá trình tối ưu hóa website. Một chiến lược SEO thích hợp sử dụng các phương pháp tối ưu cả trong trang web và ngoài trang web. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để định nghĩa cũng như phân biệt được SEO onpage và offpage một cách chính xác nhất nhé!
SEO OnPage và OffPage là gì?
SEO là thuật ngữ được dùng để mô tả một tập hợp các quy trình tối ưu hóa website trên các thanh công cụ tìm kiếm.Đặc biệt là Google. SEO còn là cách để nâng cao trải nghiệm người dùng trên trang web và tăng độ tin cậy của nó. Có 2 loại SEO chính giúp cải thiện xếp hạng trang web đó là: SEO Onpage và SEO Offpage. Vậy SEO OnPage và OffPage là gì? hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
1. Khái niệm SEO Onpage
SEO Onpage là tập hợp những kỹ thuật tối ưu hóa website để cải thiện xếp hạng cao hơn và kiếm được lưu lượng truy cập website phù hợp hơn trong những công cụ tìm kiếm. SEO Onpage đề cập đến cả content lẫn mã code HTML của một trang web.
2. Tầm quan trọng của SEO Onpage
SEO Onpage là một yếu tố quan trọng trong quá trình tối ưu hóa website. Giúp website của bạn:
- Thu hút người truy cập – Quyết định đến traffic website
Tối ưu tốt SEO Onpage làm cho trang web cũng như phần nội dung hiển thị trên website trở nên thu hút và ấn tượng hơn. Giúp website thu hút được nhiieeuf người dùng, kéo lượt traffic về trang web của bạn.
- Cải thiện thứ hạng của website
Tối ưu được trải nghiệm của người dùng và thu hút được một lượng traffic lớn. Từ đó giúp thứ hạng của website được cải thiện. Đây cũng là một trong những vai trò quan trọng nhất của SEO Onpage
3. Các yếu tố SEO OnPage quan trọng phải có
- Tiêu đề và thẻ mô tả được tối ưu hóa
- Cấu trúc URL phù hợp
- Điều hướng thân thiện với người dùng (breadcrumbs, sơ đồ trang web của người dùng)
- Tối ưu hóa liên kết nội bộ
- Định dạng văn bản (sử dụng chữ in đậm, in nghiêng, v.v.)
- Thẻ H1, H2, H3,… được tối ưu hóa đúng cách
- Tối ưu hóa hình ảnh. Tối ưu kích thước hình ảnh, tên hình ảnh phù hợp, sử dụng thẻ ALT
- Trang 404 thân thiện với người dùng
- Tốc độ tải trang nhanh, thân thiện với thiết bị di động
- Nội dung bài viết chất lượng cao
- Liên kết ngoài: không có liên kết bị hỏng hoặc liên kết đến trang web xấu
4. SEO OffPage là gì?
SEO Offpage là tập hợp những thủ thuật tối ưu các yếu tố bên ngoài của một website. SEO Offpage bao gồm việc xây dựng các backlink trỏ về website để đẩy mạnh từ khóa giúp cho website lên top trên các công cụ tìm kiếm. Hoặc tương tác, chia sẻ trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter…
5. Tầm quan trọng của SEO Offpage
Thông thường SEO Offpage được thực hiện sau khi đã tiến hành tối ưu hóa SEO Onpage cho website. Đối với các chiến dịch cần phải SEO nhanh thì SEO Offpage chính là công đoạn được đầu tư nhiều kinh phí nhất. Nhằm chiếm lấy những vị trí cao nhất trên các trang kết quả tìm kiếm.
6. Các lợi ích quan trọng của SEO Offpage
- SEO Offpage giúp tăng cường uy tín cho Domain Authority (DA).
- SEO Offpage giúp tăng cường uy tín của Page Authority (PA).
- SEO Offpage giúp tăng cường lưu lượng truy cập cho website.
Không giống như SEO OnPage. SEO OffPage đề cập đến các hoạt động bạn có thể thực hiện bên ngoài trang web của mình. Yếu tố quan trọng nhất khi SEO offpage là:
- Backlinks
- Social Media Marketing
- Brand Mention
Công cụ tìm kiếm không xếp hạng các trang web hoàn toàn dựa trên cơ sở tối ưu hoá SEO OnPage. Trên thực tế, có một số yếu tố ngoài trang ảnh hưởng đến công cụ tìm kiếm xếp hạng khi người dùng thực hiện tìm kiếm.
>> Xem thêm: Dịch Vụ Viết Bài Chuẩn SEO Đa lĩnh vực, Uy tín, Giá rẻ
Sự khác nhau giữa SEO OnPage và SEO OffPage
Việc hiểu rõ cách thực hiện và khái niệm giữa Onpage và Offpage sẽ giúp cho việc SEO website của bạn đạt được kết quả tốt.
- Cả Onpage và Offpage đều đóng vai trò nâng cao thứ hạng website của bạn. Dù cho SEO Offpage có hoàn hảo nhưng SEO Onpage kém thì trang web của bạn cũng không thể đạt thứ hạng cao được.
- SEO Onpage có thể được kiểm soát hoàn toàn, trong khi đó SEO Offpage không thể kiểm soát được. Vì nó phụ thuộc vào sự tương tác, các backlinks trả về. Những bài đánh giá và những yếu tố khác dựa vào hành vi của người dùng.
1. Các yếu tố xếp hạng của SEO OnPage
SEO onpage bao gồm rất nhiều yếu tố cơ bản khác nhau trực tiếp ảnh hưởng đến xếp hạng của các trang web.
- Chất lượng nội dung của bài viết, trang mạng cũng ảnh hưởng trực tiếp tới xếp hạng. Vì nó còn liên quan tới hành vi của người truy cập.
- Seo Onpage liên quan trực tiếp tới các từ khóa. Tức là bạn chỉ cần gõ một từ khóa bất kỳ thì ngay lập tức các đường link sẽ hiện ra cho người dùng truy cập vào.
2. Các yếu tố liên quan tới SEO OffPage
Backlink là các liên kết trả về, liên quan tới các trang web. Đây là một yếu tố xếp hạng có ảnh hưởng lớn và quan trọng nhất tới SEO offpage. Đây là một liên kết uy tín vì có thể kiểm chứng cho chất lượng nội dung của các trang web thuộc các doanh nghiệp khác.
3. Nên thực hiện SEO Onpage hay SEO Offpage thì tốt hơn?
Để Website có thứ hạng tốt, bạn phải thực hiện kết hợp cả hai hình thức SEO Onpage và SEO Offpage. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải hiểu rõ được sự khác nhau của hai hình thức này để áp dụng một cách hiệu quả:
SEO Onpage: Chú trọng vào nội dung Website
- Để giới thiệu thông tin doanh nghiệp thật tốt đến với người dùng thì SEO Onpage là việc cần được chú trọng. Nội dung Website cần phải được xây dựng thật tốt, các thẻ mô tả, Title từ H1-H6 phải được tối ưu.
- Đồng thời phải có hệ thống các liên kết nội bộ trỏ về chính trang Web của mình. Bạn cũng cần tạo điều kiện để thu thập dữ liệu tự động (Bot crawling).
SEO Offpage: Đầu tư xây dựng liên kết ngoài và phổ biến Domain
- SEO Offpage cần hai yếu tố chính là Anchor text và Link. Nguồn link tốt, trỏ đến các trang có Pagerank cao sẽ tạo độ tin cậy lớn cho Website khi đó thứ hạng tìm kiếm cũng sẽ tăng lên theo tỉ lệ thuận.
Tóm lại, SEO Onpage và SEO Offpage có mối quan hệ bổ sung cho nhau trong việc giúp một trang Web cải thiện thứ hạng tìm kiếm. Bạn cần phải cân bằng cả hai hình thức này nếu muốn có một chiến dịch Marketing hiệu quả và ổn định.
Tuy nhiên, cần tạo dựng một nền tảng SEO Onpage vững chắc trước khi tiến hành SEO Offpage. Bởi vì một Website dù SEO Offpage tốt đến cỡ nào nhưng SEO Onpage kém chất lượng thì xếp hạng chắc chắn cũng sẽ không được tối ưu như mong muốn.
Các kỹ thuật tối ưu SEO Onpage
Tối ưu URL
- Hãy để từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhất của bạn vào URL.
- Xây dựng URL ngắn nhất có thể
Tối ưu Title
Một Title được viết tốt và hấp dẫn, đúng trọng tâm tìm kiếm, sẽ khiến cho độc giả click vào bài viết.
Tối ưu Heading 1
- Chứa từ khóa SEO liên quan nhất
- Bao hàm được nội dung của bài viết
- Không nên có nhiều hơn một thẻ Heading 1
Tối ưu Heading 2 – 3
- Triển khai nhiều Sub-Heading (tiêu đề phụ) nhiều nhất có thể
- Heading chứa một số từ khóa liên quan hoặc Semantic Keywords (từ khóa về mặt ngữ nghĩa)
- Đừng cố nhồi nhét từ khóa, ưu tiên viết ngắn gọn và thể hiện nội dung của đoạn
Tối ưu thẻ Meta Description
Meta Description cần phải:
- Mô tả ngắn gọn nội dung trang web của bạn
- Mô tả duy nhất, không trùng lặp cho từng trang
- Độ dài khuyến nghị từ 155-160 ký tự
- Đặt từ khóa chính ở ngay phần đầu của thẻ mô tả
In đậm keyword chính trong bài
- Các từ khóa SEO chính phải được in đậm ở trong bài viết.
- Mật độ từ khóa chính 1-3%, phân bố đều từ mở bài, H1, H2, thân bài đến kết bài.
Độ dài bài viết
- Những bài viết có độ dài trên 2000 chữ thường có xu hướng được chia sẻ nhiều nhất.
- Đọc giả sẽ dành nhiều thời gian hơn để ở lại website đọc các bài có nội dung dài, chuyên sâu
Tối ưu hình ảnh
- Hình ảnh liên quan có vai trò rất quan trọng trong SEO
- Hình ảnh ấn tượng có thể có giá trị hơn ngàn lời nói
- Sử dụng tên ảnh, thuộc tính ALT để mô tả ảnh
- Tên hình ảnh đặt không dấu và phân cách các từ bởi ký tự gạch ngang
- Dung lượng không nên vượt quá 100 Kb
- Đặt ảnh ở các vùng có nội dung liên quan tới hình ảnh
Đường dẫn nội bộ
- Liên kết nội bộ cực kỳ hữu ích cho việc thiết lập kiến trúc website và quảng bá những liên kết có nội dung chất lượng.
- Nếu như internal link được tối ưu hóa tốt thì bạn có thể giữ chân người đọc ở lại lâu hơn trên website. Giảm được tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate).
Để giữ chân người đọc ở lại trang lâu hơn cần: Cải thiện thiết kế làm tăng trải nghiệm của người dùng, cải thiện chất lượng content, kêu gọi hành động (CTA).
Các kỹ thuật tối ưu SEO Offpage
- Hiệu ứng trên mạng xã hội
- Xây dựng hệ thống website vệ tinh
- Trao đổi liên kết với các trang web có cùng chủ đề (Guest Post)
- Đưa blog lên các website
- IFTTT (IF This Then That) – Tự động hóa backlink.
Backlinks (Liên Kết Trả Về)
Yếu tố xếp hạng ngoài trang quan trọng và ảnh hưởng nhất là các backlink trỏ đến trang web của bạn. Liên kết trỏ về xảy ra khi các trang web khác liên kết lại với trang của bạn. Liên kết trỏ về từ các trang web đáng tin cậy là một loại chứng thực cho công cụ tìm kiếm biết chất lượng nội dung của bạn. Một số nội dung của bạn có thể tự nhận được liên kết lại. Bạn có thể có được backlinks bằng cách:
- Kết nối trang Facebook với trang web của bạn
- Gửi đến các blog khách đúng ngành biết đến trang web
- Tham gia các bài đánh giá và các trang web có cùng nội dung
- Tiếp cận người gây ảnh hưởng và blogger

Quyền Ảnh Hưởng Của Tên Miền
Quyền hạn tên miền của bạn là một yếu tố SEO OffPage nhưng hiếm khi nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Cơ quan quản lý tên miền giúp các công cụ tìm kiếm xác định xem họ có thể tin tưởng bạn như thế nào. Nó bị ảnh hưởng bởi:
-
- Bạn đã có tên miền bao lâu (càng lâu càng tốt)
- Lịch sử của tên miền (nếu nó có một chủ sở hữu trước đó không tuân theo các phương pháp hay nhất, các công cụ tìm kiếm sẽ thấy lịch sử đó và tính đến nó)
- Số lượng giới thiệu
>> Xem thêm: Dịch vụ viết bài chuẩn SEO
Một chiến lược tối ưu hóa website hợp lý khi kết hợp giữa SEO Onpage và SEO Offpage sẽ giúp cho website của bạn khác biệt với các website khác có cùng nội dung. Để Website của bạn thân thiện với công cụ tìm kiếm cũng như người dùng. Bạn cần nắm rõ cách tối ưu SEO Onpage và SEO Offpage. Có như vậy thì Google mới đánh giá cao chất lượng Website của bạn. Hy vọng rằng bài viết về SEO Onpage và Offpage là gì? của Yatame Media sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích để tối ưu hóa website của mình.