Hiện nay, các doanh nghiệp thường có một bộ nhận diện thương hiệu riêng biệt. Đây là cơ sở giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Vậy bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ là gì? Vai trò thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đối với doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng Yatame đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ (viết tắt là CIP) là tập hợp tất cả yếu tố của thương hiệu bao gồm: tên gọi, logo, màu sắc,… Các yếu tố này sẽ kết hợp với nhau tạo nên sự khác biệt của thương hiệu. Thông qua đó, phân biệt rõ ràng giữa thương hiệu này với thương hiệu khác trên thị trường. Ngoài ra, còn lưu giữ ấn tượng trong tâm trí khách hàng.
Tất cả thiết kế trong CIP cần phải được thiết kế đồng bộ và gắn kết với nhau mới đem lại sự hiệu quả. Việc sử dụng CIP sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải những thông điệp của mình tới khách hàng và đối tác. Hơn thế nữa, còn giúp doanh nghiệp dễ dàng khẳng định được vị thế thương hiệu. Nhằm mục đích quảng cáo và xây dựng hình ảnh của thương hiệu trong lòng khách hàng.
Vai trò của CIP đối với doanh nghiệp
Bộ nhận diện thương hiệu có vai trò lớn trong việc phủ sóng hình ảnh thương hiệu rộng rãi hơn. Nó giúp tạo ra giá trị cho thương hiệu và đem đến lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Một trong những vai trò quan trọng nhất của CIP là tạo tâm lý, tin tưởng, kích thích sự mong muốn sở hữu sản phẩm của khách hàng. Nhờ đó, giúp doanh nghiệp đạt doanh số bán hàng vượt trội.
Lợi ích khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp
Nhận biết sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu
CIP sẽ giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu giữa hàng trăm ngàn sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đồng thời đem lại những cảm nhận tích cực cho người dùng về chất lượng, mẫu mã,… Tạo mong muốn được sở hữu sản phẩm đó.
Thuận lợi cho truyền thông, bán hàng
Sở hữu một hệ thống nhận diện chuyên nghiệp, doanh nghiệp sẽ thực hiện các chiến lược truyền thông, bán hàng dễ dàng và hiệu quả hơn. Doanh nghiệp sẽ lấy hệ thống nhận diện thương hiệu là nền tảng, cơ sở để biến tấu linh hoạt giúp thương hiệu dễ ghi nhớ . Từ đó góp phần giúp người tiêu dùng tự tin ra quyết định mua hàng và tạo ra tâm lý mua hàng một cách chủ động.
Nâng tầm giá trị thương hiệu
Giá trị thương hiệu ngày càng được nâng tầm khi doanh nghiệp chú trọng vào xây dựng hệ thống CIP mạnh. Từ đó giúp gia tăng niềm tin của khách hàng, đối tác mang đến sự hợp tác lâu dài. Đồng thời tạo cho doanh nghiệp một giá trị bền vững. Bên cạnh đó, sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu cũng được ưu ái và có giá trị cao hơn.
Gia tăng lợi thế cạnh tranh
Giữa hàng trăm ngàn sản phẩm cùng loại, người tiêu dùng thường sẽ ưu tiên lựa chọn những sản phẩm dễ nhớ, có thương hiệu. Hệ thống CIP chính là cơ sở thuyết phục mạnh mẽ nhất thúc đẩy mua hàng. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần củng cố, gia tăng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Bằng cách thể hiện chúng trên mọi phương tiện truyền thông mà người tiêu dùng tiếp xúc từ quảng cáo, bao bì, biển hiệu,..
Nhân viên cảm thấy tự hào
Hệ thống CIP chuyên nghiệp giúp nhân viên tự tin hơn trong giao tiếp cũng như gặp gỡ khách hàng. Họ tự tin giới thiệu về mình, về doanh nghiệp, giúp cho kết quả làm việc tốt hơn. Điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, sở hữu nhận diện thương hiệu có tên tuổi cũng góp phần thu hút nhân tài sẵn sàng phục vụ công ty.
Giảm chi phí Marketing
Xây dựng hệ thống CIP chuyên nghiệp, thống nhất khi cộng hưởng với các chiến dịch marketing sẽ tạo ra ấn tượng tốt về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này góp phần giảm đáng kể chi phí marketing. Vì vậy, hãy xây dựng nhận diện thương hiệu sớm nhất để không đánh mất cơ hội cạnh tranh với đối thủ.
Quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Với nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta cần một quy trình riêng để thiết kế CIP. Nếu không có quy trình, đội ngũ thiết kế sẽ không biết bắt đầu từ đâu. Yatame sẽ chia sẻ với bạn các bước xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh.
Bước 1: Phân tích
Không ai thiết kế CIP mà lại đi ngay vào công đoạn sáng tạo trước khi tìm hiểu. Việc phân tích cũng quan trọng như xây nền trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Nếu phần móng nền không đủ vững chắc thì ngôi nhà có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Một dự án thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cũng có thể sai lệch hoàn toàn nếu công đoạn nghiên cứu chỉ được thực hiện sơ sài.
Bước 2: Thảo luận
Việc thảo luận nhằm giúp đội ngũ sáng tạo tổng hợp, đánh giá những kết quả phân tích và yêu cầu của khách hàng. Đồng thời, đây là giai đoạn phản biện và đặt câu hỏi về các vấn đề liên quan đến bộ nhận diện thương hiệu. Thảo luận sẽ giúp xác định phong cách hoặc định hướng mà bộ CIP cần tập trung. Công đoạn này giúp đội ngũ sáng tạo có cơ hội tiếp cận bản yêu cầu với nhiều góc nhìn.
Bước 3: Phát triển concept
Nhóm sáng tạo sẽ bắt đầu phát triển các concept ý tưởng dựa trên những gì đã bàn với nhau. Phát triển concept bao gồm việc sáng tạo ra nhiều ý tưởng cho các hạng mục khác nhau.
Bước 4: Hoàn chỉnh những concept
Đội ngũ sáng tạo sẽ hoàn chỉnh những concept được lựa chọn cho CIP như: tên thương hiệu, logo thương hiệu, tagline, màu sắc, kiểu chữ, bộ ấn phẩm… Sau đó, sẽ trình bày với khách hàng.
Bước 5: Trình bày bộ nhận diện thương hiệu
Đây là công đoạn trình bày cho khách hàng thấy những gì mà đội ngũ sáng tạo đã thực hiện được trong suốt thời gian qua. Thông thường, giám đốc sáng tạo sẽ là người thuyết trình chính cho dự án của mình. Buổi thuyết trình là lúc ban lãnh đạo đặt ra những câu hỏi cho đội ngũ sáng tạo. Họ sẽ có thắc mắc về tính hiệu quả, khả thi hay ý nghĩa của bộ CIP. Nên đội ngũ sáng tạo cần phải chuẩn bị để giải đáp những thắc mắc đó.
Bước 6: Đăng ký bảo hộ bộ nhận diện thương hiệu
Thương hiệu cần phải đăng ký nhằm tránh sự cố sao chép, đạo nhái ý tưởng thiết kế từ các đối thủ cạnh tranh.
Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp Cần Thơ
Yatame là đơn vị chuyên thiết kế bộ nhận diện thương hiệu Cần Thơ. Dịch vụ của chúng tôi chuyên nghiệp, giá tốt chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng. Nếu bạn chưa rõ về thiết kế, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé. Chúng tôi sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp tốt nhất cho bạn.
Qua bài viết này, Yatame hy vọng các bạn hiểu được định nghĩa, vai trò của bộ nhận diện thương hiệu và quy trình thiết kế ra sao. Từ đó xây dựng cho doanh nghiệp mình một thương hiệu riêng biệt nhé!