Subdomain là một khái niệm phổ biến trong lĩnh vực web hosting và quản lý tên miền. Đây là một phần quan trọng của việc tổ chức và quản lý các trang web trên cùng một tên miền chính. Vậy Subdomain là gì? Cách tạo subdomain như thế nào? Hãy cùng Yatame tham khảo các thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Subdomain là gì?
Subdomain là gì? Subdomain hay “tên miền phụ” là một thành phần quan trọng trong hệ thống tên miền. Tên miền phụ cho phép bạn chia nhỏ tên miền chính thành các phần nhỏ hơn. Mỗi tên miền phụ có thể hoạt động như một trang web độc lập. Cấu trúc của subdomain thường được hiển thị trước tên miền gốc, được ngăn cách bằng dấu chấm.

Chẳng hạn, nếu bạn có tên miền “example.com,” bạn có thể tạo các subdomain như “blog.example.com”, “shop.example.com” hoặc “mail.example.com”,… Mỗi subdomain có thể có nội dung hoặc ứng dụng riêng. Người dùng có thể dễ dàng tổ chức và quản lý các phần khác nhau của trang web. Subdomain thường được sử dụng trong quản lý hosting web, email, và các ứng dụng trực tuyến khác để tạo sự tách biệt và hiệu quả trong quản lý và truy cập. Thông quan chia sẻ trên, bạn đã có thể phần nào hiểu hơn về subdomain là gì?
Tầm quan trọng của subdomain
Subdomain đóng vai trò quan trọng trong quản lý và tổ chức các trang web. Dưới là một số lợi ích khi sử dụng Subdomain, bạn có thể tham khảo.

- Tổ chức nội dung: Bạn có thể phân loại nội dung của trang web thông qua Subdomain. Điều này giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin.
- Phân tách dịch vụ: Bạn có thể cung cấp các dịch vụ và ứng dụng khác nhau dưới cùng một tên miền gốc khi sử dụng Subdomain. Ví dụ, bạn có thể có subdomain cho email, blog, cửa hàng trực tuyến, diễn đàn, và nhiều dịch vụ khác mà không cần sử dụng nhiều tên miền khác nhau.
- Quản lý tên miền: Bạn có thể quản lý tên miền một cách hiệu quả hơn với Subdomain.
- Bảo mật: Subdomain cho phép bạn tăng cường bảo mật. Bạn có thể cấu hình các chính sách bảo mật riêng cho từng subdomain.
- Tiết kiệm chi phí: Thay vì mua nhiều tên miền riêng lẻ, bạn có thể sử dụng Subdomain. Việc sử dụng Subdomain có thể giúp bạn tiết kiệm tiền.
- Tối ưu hóa SEO: Subdomain có thể giúp tối ưu hóa công việc SEO. Bằng cách phân loại nội dung và tối ưu hóa từ khóa cho từng phần riêng biệt.
Subdomain là một công cụ quan trọng giúp bạn quản lý tên miền một cách hiệu quả. Việc sử dụng Subdomain giúp nâng cao trải nghiệm của người dùng. Đồng thời mang lại hiệu quả trong việc kinh doanh, quảng cáo,…
Một Domain chính có thể tạo bao nhiêu Subdomain?
Số lượng Subdomain có thể tạo từ Domain là không có giới hạn cố định. Việc tạo Subdomain phụ thuộc vào cài đặt và hạn chế của hệ thống hosting và quản lý tên miền. Một số nhà cung cấp dịch vụ hosting và quản lý tên miền có thể áp đặt về số lượng tạo Subdomain. Thông thường, bạn có thể tạo một số lượng Subdomain lớn từ Domain có sẵn.

Nếu bạn dự định tạo nhiều Subdomain, bạn nên kiểm tra với nhà cung cấp hosting hoặc quản lý tên miền. Việc kiểm tra, bạn có thể biết được số lượng Subdomain được tạo ra là bao nhiêu? Tùy theo mục đích, bạn có thể tạo Subdomain với số lượng lớn để phục vụ nhu cầu sử dụng.
Subdomain được sử dụng khi nào?
Tùy thuộc vào mục đích cụ thể, Subdomain có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau. Dưới đây là một số trường hợp phổ biến mà Subdomain được sử dụng.

- Tạo các phần khác nhau của một trang web: Subdomain cho phép bạn chia nhỏ một trang web lớn thành các phần con riêng biệt. Chẳng hạn như blog.example.com cho blog, shop.example.com cho cửa hàng trực tuyến,…
- Phân loại nội dung: Subdomain có thể được sử dụng để phân loại nội dung trang web. Từ chia sẻ thông tin về sản phẩm và dịch vụ đến cung cấp hướng dẫn sử dụng và tài liệu hỗ trợ. Ví dụ, docs.example.com có thể sử dụng cho tài liệu, news.example.com cho tin tức,…
- Phát triển dự án: Đối với ứng dụng web phức tạp, subdomain có thể được sử dụng để phân biệt các phần khác nhau của dự án. Ví dụ, app1.example.com và app2.example.com,… để tạo thành các dự án chuyên biệt.
- Tạo địa chỉ email tùy chỉnh: Subdomain có thể được sử dụng để tạo địa chỉ email tùy chỉnh cho tổ chức hoặc phòng ban cụ thể. Ví dụ, team1.example.com có thể được sử dụng để tạo email liên quan đến “Team 1.”
- Tạo các demo: Subdomain có thể được sử dụng như các demo. Trong trường hợp thiết kế web, bạn có thể sử dụng Subdomain để tạo các trang web để cho khách hàng thấy.
Subdomain cung cấp một cách linh hoạt để tạo và tổ chức các phần khác nhau của trang web. Tùy vào các nhu cầu cụ thể, Subdomain có thể được sử dụng trong nhiều tình huống.
Hướng dẫn tạo Subdomain
Các dịch vụ hosting hỗ trợ bạn tạo và quản lý subdomain một cách dễ dàng từ Control Panel của tài khoản hosting.

Tại Control Panel, bạn chọn vào mục Subdomains

Bạn chọn nhập tên subdomain và nhấn nút “Tạo” để thực hiện.
Bạn có thể nhìn vào danh sách “Liệt kê những Subdomain hiện hành” sau khi đã tạo Subdomain. Đường dẫn tới thư mục của subdomain, thường là /public_html/subdomain

Bạn có thể upload source web sau khi đã tạo Subdomain.
Hướng dẫn cách check Subdomain
Để check Subdomain, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây.
Sử dụng Trình duyệt Web
Để check Subdomain, bạn có thể sử dụng trình duyệt web. Bạn chỉ cần nhập URL của subdomain vào thanh địa chỉ của trình duyệt và nhấn Enter. Nếu Subdomain tồn tại, sẽ có nội dung hiển thị
Lệnh Ping
Để check Subdomain với lệnh ping, bạn mở Command Prompt (trên Windows) hoặc Terminal (trên macOS và Linux). Sau đó, bạn có thể chạy dòng lệnh ping subdomain.example.com
để kiểm tra.
Sử dụng Công cụ Kiểm tra DNS:
Các công cụ trực tuyến hỗ trợ check Subdomain như: DNS như MX Toolbox hoặc DNSStuff.

Kiểm tra bằng mã trạng thái HTTP:
Sử dụng công cụ như Curl hoặc wget để gửi yêu cầu HTTP đến subdomain và kiểm tra mã trạng thái HTTP trong phản hồi. Mã trạng thái 200 thường cho biết subdomain tồn tại.
Bạn có thể thực hiện những cách trên để check Subdomain. Việc check Subdomain thực hiện khá đơn giản. Với những kiến thức mà Yatame cung cấp, bạn có thể hiểu rỏ hơn về Subdomain là gì? Cách tạo Subdomain như thế nào? Nếu bạn còn thắc mắc các vấn đề liên quan đến Subdomain, bạn có thể liên hệ Yatame để được tư vấn cụ thể.