Có các thành phần nào để xây dựng nên một website hoàn chỉnh? Hãy cùng Yatame tìm hiểu các thành phần tạo lập website được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Tầm quan trọng của website trong kinh doanh, bán hàng
Website đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu trong kinh doanh và bán hàng. Với tăng trưởng không ngừng của việc mua bán trực tuyến trên mạng đã mở ra một loạt các cơ hội cho doanh nghiệp, cá nhân muốn tiếp cận khách hàng thông qua nền tảng website. Dưới đây là tầm quan trọng của website trong lĩnh vực kinh doanh, bán hàng:

- Tiếp cận toàn cầu: Website cho phép doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận khách hàng trên khắp thế giới. Không giới hạn bởi địa lý, doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường và khách hàng tiềm năng.
- Trực quan hóa sản phẩm: Website cho phép trình bày sản phẩm một cách trực quan. Các sản phẩm được thể hiện thông qua hình ảnh, video, và mô tả chi tiết.
- Tạo trải nghiệm người dùng: Một website đẹp, dễ sử dụng tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng. Từ đó, tăng khả năng tỷ lệ chuyển đổi trong việc kinh doanh, bán hàng.
- Tiết kiệm chi phí: Website giảm chi phí vận hành so với cửa hàng vật lý truyền thống.
- Theo dõi và phân tích: Website cho phép doanh nghiệp theo dõi hoạt động trang web. Từ đánh giá hiệu suất, nắm bắt thông tin về khách hàng để tối ưu hóa chiến dịch tiếp thị.
- Dễ dàng tương tác và phản hồi: Khách hàng có thể liên hệ, đặt câu hỏi, hoặc gửi phản hồi dễ dàng thông qua website.
- Cạnh tranh hiệu quả: Website giúp cạnh tranh với các đối thủ trực tiếp cùng lĩnh vực.
Website là một công cụ quan trọng để mở rộng thị trường. Nếu bạn đang kinh doanh, bán hàng rất cần thiết nên sở hữu một website bán hàng.
Các thành phần tạo lập website
Đối với những ai không am hiểu về web, chắc chắn không thể nào biết được các thành phần tạo lập website. Vậy một website được xây dựng nên từ những thành phần nào? Để trả lời cho câu hỏi này, bạn có thể tham khảo trong phần dưới đây.
Giao diện người dùng (UI)
Giao diện người dùng (UI – User Interface) là một trong các thành phần tạo lập website quan trọng. UI bao gồm mọi khía cạnh của giao diện mà người dùng thấy và tương tác. Các yếu tố bao gồm các trang web được thiết kế, bố trí, màu sắc, hình ảnh và cách các yếu tố tương tác như nút, menu và biểu mẫu hoạt động.

Một giao diện xuất sắc không chỉ đẹp mắt mà còn đảm bảo tính thuận tiện và dễ sử dụng. Với giao diện này, người dùng sẽ có những trải nghiệm tốt khi sử dụng trang web. UI cũng góp phần xây dựng thương hiệu và ấn tượng đầu tiên với người dùng, quyết định liệu họ sẽ ở lại và tìm hiểu thêm hoặc rời đi. Do đó, việc thiết kế UI xuất sắc là một phần quan trọng trong việc xây dựng trang web.
Trải nghiệm người dùng (UX – User Experience)
Trải nghiệm người dùng (UX – User Experience) là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng trang web. Trong các thành phần tạo lập website, mình khá đánh giá cao UX. Đối với UX tập trung vào cách người dùng tương tác với sản phẩm. Bao gồm trang web, ứng dụng, hoặc giao diện khác,…

Một trải nghiệm người dùng xuất sắc đòi hỏi sự tập trung đến sự thuận tiện, hiệu quả, và hài lòng của người dùng khi họ sử dụng website. Điều này bao gồm việc đảm bảo giao diện dễ sử dụng, tối ưu hóa tốc độ tải trang, cung cấp thông tin rõ ràng và hữu ích, và tạo ra một luồng làm việc mượt mà cho người dùng.
Cơ sở dữ liệu
Khi mô tả cấu trúc website không thể không thiếu phần database, hay còn gọi là cơ sỡ dữ liệu. Database đóng vai trò như một kho lưu trữ cho dữ liệu liên quan đến trang web. Các lưu trữ bao gồm thông tin về người dùng, nội dung, sản phẩm,…

Cơ sở dữ liệu giúp trang web lưu trữ, truy vấn và quản lý thông tin một cách hiệu quả. Các loại cơ sở dữ liệu phổ biến bao gồm cơ sở dữ liệu quan hệ (Relational Database) như MySQL, PostgreSQL và SQL Server, cũng như cơ sở dữ liệu không quan hệ (NoSQL Database) như MongoDB và Redis. Mỗi loại cơ sở dữ liệu có ưu điểm và ứng dụng riêng biệt.
Cơ sở dữ liệu giúp trang web lưu trữ và truy cập thông tin nhanh chóng, đồng thời cung cấp khả năng tương tác với dữ liệu, như thêm, sửa đổi hoặc xóa thông tin. Điều này làm cho việc quản lý nội dung và tương tác với người dùng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Với những ưu điểm trên database là một trong các thành phần tạo lập website quan trọng.
Mã nguồn
Trong các thành phần tạo lập website, mã nguồn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng web. Mã nguồn được chia thành 2 phần quan trọng, đó là frontend và backend. Cụ thể như sau:

- Frontend: Đây là phần của trang web mà người dùng thấy và tương tác. Ngôn ngữ phổ biến trong frontend bao gồm HTML (Hypertext Markup Language) cho cấu trúc trang web, CSS (Cascading Style Sheets) để định dạng và thiết kế giao diện, và JavaScript để thêm tính năng tương tác và hiệu ứng.
- Backend: Đây là phần của trang web người dùng không thể nhìn thấy được. Backend xử lý các yêu cầu từ phía người dùng, quản lý cơ sở dữ liệu, và thực hiện các logic chức năng của trang web. Backend sử dụng các ngôn ngữ lập trình như PHP, Python, Ruby, Node.js, Java, và nhiều ngôn ngữ khác để xây dựng các chức năng và xử lý dữ liệu.
Frontend và backend là hai phần quan trọng của một trang web. Frontend đảm bảo giao diện trực quan và hấp dẫn, trong khi backend xử lý toàn bộ logic và quản lý dữ liệu để làm cho trang web hoạt động một cách trơn tru và an toàn.
Khi mô tả cấu trúc một website, không thể thiếu các thành phần trên. Sự kết hợp thông minh giữa các thành phần sẽ tạo nên một trang web hấp dẫn và thu hút.
Quy trình triển khai một website
Quy trình triển khai một website thường bao gồm nhiều bước, từ việc lên kế hoạch cho đến việc đưa website hoạt động. Dưới đây là tổng quan về quy trình triển khai một website:

- Xác định mục tiêu: Đây là một trong những phần quan trọng trong quy trình triển khai một website. Việc xác định mục tiêu bao gồm: mục tiêu kinh doanh, đối tượng mục tiêu, và thông điệp bạn muốn truyền tải qua website.
- Nghiên cứu và lập kế hoạch: Nghiên cứu thị trường để tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh. Việc nghiên cứu sẽ giúp bạn lên kế hoạch cho việc thiết kế website.
- Tên miền và hosting: Trong quy trình triển khai một website không thể thiếu tên miền và hosting. Để hiểu được tên miền và hosting là gì? Bạn có thể tham khảo trong tại đây.
- Phát triển website: Trong quy trình triển khai một website, mã nguồn là một trong những yếu tố tiên quyết để tạo nên sự thu hút với người xem.
- Triển khai website: Kết nối tên miền với dịch vụ lưu trữ và đảm bảo website có thể truy cập từ mọi nơi trên Internet.
Với những chia sẻ từ Yatame, bạn có thể hiểu chi tiết hơn về các thành phần tạo lập website. Nếu như bạn có nhu cầu cần thiết kế web, hãy liên hệ dịch vụ Yatame.